15 phút phân tích SWOT bản thân, công thức tìm ra 4 điểm MẠNH-YẾU-CƠ HỘI-THÁCH THỨC: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng!

Chia sẻ Facebook
13/04/2022 13:39:48

Điều cốt lõi tạo nên một bản phân tích SWOT hoàn hảo đó là hãy chân thật với chính bản thân mình và không ngần ngại nói về những điểm yếu đang tồn tại.


Phân tích SWOT là một bài phân tích rất phổ biến trong giới kinh doanh dùng để đo lường điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường. Nhiều người vẫn tin rằng, phân tích SWOT chỉ phù hợp với kinh doanh nhưng trên thực tế, ngày nay rất nhiều bạn trẻ đã áp dụng công thức này để đánh giá chính mình. Từ đó, tìm được những công việc phù hợp với năng lực và gu cá nhân.


SWOT là gì?

SWOT được cấu thành từ Strength (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và cuối cùng là Threats (Thách thức). 4 vấn đề này thì được xem là 4 yếu tố chính được sử dụng phổ biến để có thể tiến hành phân tích SWOT bản thân. Khi mà các bạn hiểu được phân tích SWOT là gì, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng để có được mục đích khả quan nhằm hoàn thiện được tình hình bán hàng bằng những định hướng đúng đắn nhất.

SWOT là công cụ hữu hiệu để đánh giá bản thân


Tiến hành Phân tích SWOT cho bản thân như nào?

Để tiến hành phân tích SWOT, bạn phải xác định được rõ mục tiêu hay những thành công mà bạn muốn phấn đấu đạt được, rồi mới đến phần tiếp theo là phân tích để hiểu rõ về bạn và môi trường bên ngoài có thể tác động đến bạn như thế nào.

Điểm mấu chốt để hoàn thành bản phân tích SWOT một cách hoàn hảo là bạn phải coi mục tiêu của bạn như là một công ty kinh doanh và bạn chính là một sản phẩm cạnh tranh.

Phân tích SWOT cho bản thân không quá khó. Bạn cần phải liệt kê một danh sách thật chi tiết, đơn giản và quan trọng nhất là phải rất thực tế. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bạn thân hoặc người nhà góp thêm nhận định chung của họ về bạn để có cái nhìn khách quan cho bản phân tích SWOT này, nhưng không nên so sánh với những người khác.

Tiếp theo bạn vẽ 4 ô ghi S – Điểm mạnh, W – Điểm yếu, O – Cơ hội, T – Thách thức và liệt kê các mục vào từng ô như hình vẽ. Trong đó, bạn hãy tự trả lời các câu hỏi dưới đây:


Strength - ĐIỂM MẠNH

- Những điểm mạnh của bạn mà người khác không có? Bao gồm những kỹ năng, giáo dục, các mối quan hệ

- Bạn giỏi hơn người khác những gì?

- Những nguồn lực cá nhân nào mà bạn có sẵn?

- Những người khác nhìn nhận bạn có những điểm mạnh gì?

- Những thành tích nào của chính mình mà bạn cảm thấy tự hào nhất?

- Những giá trị nào mà bạn tin rằng người khác không thể hiện được?

- Bạn có tham gia một mạng lưới nào mà người khác không tham gia không? Những mối quan hệ bạn có với những người có tầm ảnh hưởng lớn là gì?

Trả lời câu hỏi để tự SWOT bản thân


Weaknesses- ĐIỂM YẾU

- Bạn thường lẩn tránh những việc gì bởi vì bạn thiếu tự tin?

- Những người khác nghĩ điểm yếu của bạn là gì?

- Bạn có vừa lòng với kiến thức và kỹ năng bạn đang có không?

- Bạn có bất kỳ thói quen làm việc xấu nào không?

- Những nét tính cách cá nhân nào làm bạn trì trệ?


Opportunities- CƠ HỘI

- Những công nghệ tiên tiến nào có thể hỗ trợ bạn?

- Bạn có thể tạo được ưu thế của mình trong môi trường hiện tại không?

- Bạn có mạng lưới các mối quan hệ chiến lược nào có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích hoặc giúp được bạn không?

- Có bất kỳ đối thủ nào của bạn không có khả năng làm được việc gì đó quan trọng không? Bạn có tận dụng được ưu thế nào không?

- Liệu có vị trí nào trong công ty bạn mà không ai phù hợp không?

- Bạn có tự tạo được cơ hội cho mình bằng cách đưa ra các giải pháp cho các vấn đề?

Hãy đảm bảo tính khách quan khi tiến hành SWOT


Threats- THÁCH THỨC

- Bạn phải đối mặt những trở lực gì trong công việc?

- Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh trong vị trí của bạn không?

- Công việc của bạn có đang thay đổi không?

- Những thay đổi về công nghệ mới có đe dọa vị trí của bạn không?

- Những điểm yếu nào của bạn có thể dẫn tới những mối đe dọa?


Những ai nên dùng bản phân tích SWOT này?

Phân tích SWOT cho phát triển bản thân rất phù hợp cho những người: Nhà quản lý, chủ doanh nghiệp; nhà chuyên môn, chuyên viên cấp cao; sinh viên; người khởi sự sự nghiệp; quản lý nhân sự; giáo sư bác sĩ; kỹ sư; người làm thuê; vợ và chồng; bố mẹ...


Theo như bản chất con người, chúng ta sẽ cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém ở trong việc phân tích SWOT hoặc chính bạn cũng không thể nhận ra. Do đó, để cho việc đánh giá đạt được hiệu quả, bạn cần phải chú ý tới các hạng mục đánh giá sao cho thật khách quan, tự xét, tự phê bình và tự kiểm điểm để tìm ra những điểm mạnh yếu và cơ hội nhằm tạo động lực thay đổi chính bạn.


Nguyễn Phượng

Theo Trí Thức Trẻ

Chia sẻ Facebook