13 triệu chứng "báo động đỏ" bệnh ung thư, bạn nhất định phải lưu ý

Chia sẻ Facebook
19/08/2022 22:36:53

Việc phát hiện ra bệnh ung thư ở giai đoạn đầu có thể làm tăng cơ hội hồi phục và thậm chí là sống sót. Do đó, việc lưu ý các cảnh báo ban đầu là vô cùng quan trọng.

"Phát hiện sớm là điều kiện tiên quyết giúp con người có thể sống sót với căn bệnh quái ác ung thư. Quá trình đó giúp các y bác sĩ và bệnh nhân có liệu trình và phác đồ điều trị để ngăn cản tế bào ung thư tiếp tục hình thành, phát triển và lan rộng" - bà Michelle Mitchell, Giám đốc Điều hành Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh (CRUK) nhận định.

Một cuộc khảo sát mới đây của YouGov (công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường dựa trên Internet quốc tế, có trụ sở tại Anh) với 2.468 người cho thấy, chỉ 48% những người đã trải qua triệu chứng "báo động đỏ", chẳng hạn như sụt cân không rõ nguyên nhân và nổi cục, u mới hoặc bất thường.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới còn phát hiện ra rằng, một nửa số người trưởng thành ở Vương quốc Anh có các triệu chứng có thể mắc bệnh ung thư đã không đi thăm khám bác sĩ trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ khi họ cảm thấy cơ thể không được khoẻ.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo 13 triệu chứng "báo động đỏ" không nên bỏ qua để phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu đối với cơ thể con người để làm tăng cơ hội phục hồi. Những triệu chứng này bao gồm:


1. Đau không rõ nguyên nhân

Cơn đau không giải thích được có thể là dấu hiệu cho thấy điều gì đó nghiêm trọng hơn có thể đang xảy ra.

Càng về già, chúng ta càng phải chịu nhiều cơn đau đớn hơn như đau xương, đau khớp, đau đầu..... Tuy nhiên, những cơn đau không rõ nguyên do và kéo dài lâu ngày có thể là dấu hiệu cho thấy điều gì đó nghiêm trọng hơn đối với cơ thể có thể đang xảy ra.


2. Đổ mồ hôi rất nhiều vào ban đêm


Cảm thấy cơ thể quá nóng và đổ mồ hôi vào ban đêm có thể do cơ thể bị nhiễm trùng hoặc có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Một số phụ nữ thường trải qua cảm giác bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi nhiều trong thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên tình trạng đổ mồ hôi rất nặng, đổ mồ hôi vào ban đêm cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư liên quan đến bệnh bạch cầu.


3. Giảm cân không giải thích được


Giảm cân không rõ nguyên nhân thường là triệu chứng đáng chú ý của nhiều căn bệnh ung thư.

Những thay đổi nhỏ về trọng lượng theo thời gian là điều khá bình thường, nhưng nếu bạn giảm một lượng cân đáng kể mà không thể tăng cân lại nổi dù đã cố gắng ăn uống tẩm bổ thì hãy đi thăm khám bác sĩ. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, giảm cân không rõ nguyên nhân thường là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh ung thư thực quản, tuyến tụy, dạ dày và phổi.


4. Khối u hoặc sưng bất thường

Các cục u hoặc sưng dai dẳng xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể luôn cần được chuyên gia y tế kiểm tra. Đáng lưu ý là việc xuất hiện u, cục ở cổ, nách, dạ dày, bẹn, ngực, vú hoặc tinh hoàn.


5. Mệt mỏi

Cảm thấy mệt mỏi là điều khá bình thường và có thể do căng thẳng, ăn không đủ hoặc đơn giản là ngủ không đủ giấc.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi dai dẳng mà không có lý do rõ ràng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn - hãy đến gặp ngay bác sĩ.

Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, ung thư hạch và đa u tủy.


6. Thay đổi bất thường trên da

Khi bạn có một vết thương, mụn cóc hoặc vết loét không lành, ngay cả khi bạn không cảm thấy đau, bạn vẫn cần phải đi bác sĩ để kiểm tra.

Tương tự, bạn cũng cần lưu ý về bất kỳ nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi hiện có nào thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc, trở nên đóng vảy, ngứa, đau, chảy máu hoặc rỉ dịch.

Tương tự, bất kỳ thay đổi bất thường nào trên da hoặc móng tay, cho dù đó là thay đổi mới hay đã có một thời gian, đều cần được bác sĩ kiểm tra.


7. Khó nuốt

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt. Khó nuốt có thể là một triệu chứng của ung thư thực quản.


8. Các vấn đề tiêu hóa

Các biểu hiện bao gồm ợ chua đau đớn, chán ăn dai dẳng hoặc đầy hơi (ngay cả khi các biểu hiện này xảy ra và biến mất), bạn phải đi thăm khám bác sĩ). Các vấn đề về tiêu hóa có thể là một triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày.


9. Giọng khàn khàn, ho dai dẳng hoặc khó thở


Bạn nên kiểm tra xem tại sao giọng nói của mình trở nên khó nghe và chưa tự khỏi sau đó. Cũng như vậy, phải đi kiểm tra bác sĩ nếu bạn bị ho không rõ nguyên nhân trong vài tuần liền.

Không có gì lạ khi thỉnh thoảng cảm thấy khó thở. Nhưng nếu bạn nhận thấy rằng bạn cảm thấy khó thở hơn bình thường hoặc trong một thời gian dài, hãy nói với bác sĩ của mình.

Theo trang web NHS, nếu bạn bị khàn giọng trong hơn 3 tuần, đó có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.


10. Những thay đổi trong nước tiểu hay phân của bạn

Thay đổi thói quen đi tiêu có thể bao gồm táo bón, phân lỏng hơn hoặc đi ngoài thường xuyên hơn cũng có thể là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn. Còn các vấn đề về đi tiểu bao gồm đi tiểu thường xuyên hơn hoặc gấp gáp hơn, cảm thấy đau khi đi tiểu hoặc không thể đi khi cần.... Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu này, nhất định phải đi thăm khám bác sĩ.


11. Chảy máu hoặc ra máu không rõ nguyên nhân

Chảy máu không rõ nguyên nhân thường có thể do một bệnh nào đó ít nghiêm trọng hơn nhiều so với ung thư, nhưng bạn vẫn phải đi thăm khám bác sĩ. Điều này bao gồm máu trong phân hoặc nước tiểu của bạn, và nôn mửa hoặc ho ra máu - bất kể số lượng hay màu sắc (nó có thể là màu đỏ, hoặc màu sẫm hơn như nâu hoặc đen). Nó cũng bao gồm bất kỳ xuất huyết âm đạo không giải thích được giữa các kỳ kinh, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau khi mãn kinh.

Cần đi khám bác sĩ nếu bạn gặp phải hiện tượng chảy máu bất thường.


12. Vết loét miệng không lành

Thông thường bạn sẽ bị loét (vết loét nhỏ) trong miệng khi bạn hơi chảy máu. Biểu hiện này thường sẽ hết trong khoảng hai tuần. Nhưng với những vết loét hoặc mảng đỏ hoặc trắng trong miệng không lành sau 3 tuần, bạn nên thăm khám bác sĩ hoặc nha sĩ.


13. Những thay đổi bất thường ở vú

Các khối u, sự thay đổi kích thước, hình dạng hoặc cảm giác của vú, hoặc bất kỳ thay đổi nào về da, mẩn đỏ hoặc đau ở vú đều đáng được kiểm tra. Những thay đổi ở núm vú, bao gồm chất lỏng, có thể dính máu, rỉ ra từ núm vú nếu bạn không mang thai hoặc đang cho con bú cũng đáng để ý.


Nếu bạn đang biểu hiện bất kỳ triệu chứng "báo động đỏ" nào trên đây, bạn hãy đến và để bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho mình càng sớm càng tốt.


Theo Sức khỏe & Đời sống

Chia sẻ Facebook