12 loại giấy tờ có thể thay CCCD/CMTND khi đi máy bay, ai cũng nên biết để tránh thiệt thòi
CCCD/CMTND là giấy tờ cần thiết giúp bạn có thể lên máy bay dễ dàng, nhưng nếu bị mất bạn hoàn toàn có thể sử dụng 12 loại giấy tờ này để thay thế.
12 loại giấy tờ có thể dùng thay CMND khi đi máy bay
Theo Thông tư 01/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, khi hành khách là công dân Việt Nam đi trên các chuyến bay nội địa có thể dùng các loại giấy tờ sau để thay thế CMND:
- Hộ chiếu;
- Thẻ Căn cước công dân;
- Giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang;
- Thẻ Đại biểu Quốc hội;
- Thẻ Đảng viên;
- Thẻ Nhà báo;
- Giấy phép lái xe ô tô, xe máy;
- Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay;
- Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
- Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam;
- Giấy xác nhận nhân thân theo mẫu do công an cấp xã nơi thường trú, tạm trú xác nhận;
- Giấy của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.
Riêng trường hợp hành khách dưới 14 tuổi chưa có CMND thì giấy tờ sử dụng khi lên máy bay là Giấy khai sinh; trường hợp dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì dùng Giấy chứng sinh.
Vào cuối năm 2017, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 45/2017/TT-BGTVT trong đó bỏ quy định cho phép hành khách được sử dụng Thẻ Đảng, Thẻ nhà báo, Giấy phép lái xe để lên các chuyến bay nội địa. Tuy nhiên, trước phản ứng của dư luận, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 02/2018/TT-BGTVT ngưng hiệu lực thi hành nội dung này tại Thông tư 45/2017/TT-BGTVT.
Danh mục đồ bị cấm mang lên máy bay
1. Đồ uống có trên 70 % nồng độ cồn.
2. Các vật sắc, nhọn có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng
3. Dao lam, dao dọc giấy;
4. Kéo có lưỡi dài trên 06cm;
4. Các vật sắc, nhọn khác có thể sử dụng làm hung khí có chiều dài trên 10cm;
5. Chân máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại…
6. Các dụng cụ lao động có thể gây thương tích hoặc đe dọa an toàn của máy bay
7. Các loại búa, cờ-lê, mỏ lết, kìm chiều dài trên 10cm;
8. Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay;
9. Các loại dụng cụ có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn dài trên 06cm và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít…
10. Các loại gậy thể thao: Gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gây chơi bi-a, gậy trượt tuyết;
11. Các loại dùi cui;
12. Các dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật có đầu tù, nhọn, sắc cạnh…
13. Mìn, đạn, thiết bị nổ quân dụng khác;
14. Các loại pháo: Pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo nổ, pháo hiệu, thuốc pháo;
15. Xăng, dầu, nhiên liệu nạp cho bật lửa, diêm không an toàn (quẹt đâu cũng cháy)…
16. Súng, bao gồm cả súng cao su, súng la-de
17. Các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu
18. Các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn…