12 chữ Hán tiết lộ cách hành xử trên con đường nhân sinh

Chia sẻ Facebook
13/09/2023 04:22:17

Mỗi chữ Hán đều chứa đựng trí tuệ sâu sắc của nền văn hóa phương Đông, bằng cách chiết tự chữ Hán, chúng ta có thể học được đạo xử thế.

Nội hàm của văn hóa Trung Quốc là vô hạn, mỗi chữ Hán đều chứa đựng trí tuệ sâu sắc của nền văn hóa phương Đông và những triết lý sống phong phú. Bằng cách chiết tự chữ Hán, chúng ta có thể học được đạo xử thế. Nội hàm của 12 ký tự tiếng Trung sau đây rất đáng được chiêm nghiệm.

Thông qua chữ Hán, chúng ta có thể ngộ được đạo lý của kiếp nhân sinh. (Ảnh: aslysun/  Shutterstock)

1. Chữ “Đình – ” (Dừng lại)


Chữ “Đình – (Dừng lại) gồm bộ “Nhân đứng亻” (Người) và chữ “Đình – ( C hòi trú chân) .

Khi nhìn vào những con đường đưa thư ở Trung Quốc thời cổ đại, mỗi một khoảng cách nhất định sẽ có một trạm dịch (trạm truyền thư tín, công văn thời xưa).


Những trạm dịch này để làm gì? Là để con người tạm dừng những bước chân mệt mỏi, khôi phục thể lực và tích lũy năng lượng, để chặng đường phía trước đi được thuận lợi và nhanh chóng hơn, tiến về phía trước tốt hơn. Đây chính là trí huệ nhân sinh được đúc kết trong chữ “Đình – (Dừng lại) .

2. Chữ “Liệt – (K ém)


Chữ “Liệt -劣” (Kém) gồm bộ “Thiểu – 少” (Ít), và bộ “Lực -力” (Sức lực). Vậy nên, theo nghĩa đen, một người kém cỏi là vì bỏ ra ít sức lực hơn những người khác.

Lý do khiến bản thân kém cỏi hơn người khác không nhất thiết là do hoàn cảnh tệ hơn, mà đa phần đó là kết quả của sự lười nhác, không sẵn lòng nỗ lực nhiều hơn người khác.

3. Chữ “Lộ – (C on đường)


Bên trái chữ “Lộ – (Con đường) là bộ “Túc -足” (Cái chân) , bên phải chữ “Các – ” (Mỗi) , có hàm ý rằng con đường đời nằm dưới mỗi bước chân của chúng ta, hay như câu “cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ mỗi bước chân”.

Vì thế, mỗi người đều có thể tìm được lối sống riêng cho mình. Nhưng con đường này bạn phải tự mình bước đi, và không thể trông cậy vào người khác.

4. Chữ “Thư – ” (nghĩa: Thư thái)


Bên trái của chữ “Thư – (Thư thái) là chữ “Xả – ” (Xả bỏ) , bên phải là chữ “Dữ – ” (Cho đi) . Khi sẵn sàng xả bỏ những nhân tâm không tốt, và học cách chia sẻ, cho đi, con người mới được bình yên, hạnh phúc.

5. Chữ “Phúc – (Phúc lành)


Bên trái của chữ “Phúc – là bộ “Kỳ – (Thần đất), bên phải là chữ “Nhất , bộ “Khẩu – ” (Cái miệng) và bộ “Điền – ” (Thửa ruộng).


Vì vậy, nhiều người cho rằng con người có cơm ăn áo mặc là có “Phúc” . Trên thực tế, ý nghĩa của từ chữ “Phúc – còn sâu sắc hơn.


Theo chữ “Phúc – Giáp cốt văn, góc trên bên trái là bộ “Dậu- 酉” (Ly rượu) , phía dưới là một đôi tay, góc trên bên phải là bộ “Kỳ – 示” , tức ban thờ đặt đồ cúng tế. Nghĩa là dâng một hũ rượu trước mặt Thần cầu xin phước lành. Đây là nghĩa gốc của chữ “Phúc – (Phúc lành).

“Phúc lành” thực sự đến từ sự che chở của Thần linh. (Ảnh: kungfu01/ Shutterstock)


Sau này, chữ “Phúc – trong chữ Kim Văn đã bỏ đi đôi bàn tay bê vò rượu và chuyển bộ “Kỳ – sang trái. Chữ “Phúc – (Đầy đủ) được chuyển sang bên phải, có nghĩa gốc là “rượu đầy” , giống một cái bình có bụng to, trông rất tròn trịa và có phúc tướng. Vậy nên chữ “Phúc – được mở rộng có nghĩa là phú quý, phúc tướng.


Trong cuốn “Thuyết Văn Giải Tự” của Đông Hán, chữ “Phúc – được giải thích là được Thần bảo hộ.


Vì vậy, xét theo nghĩa gốc và nghĩa mở rộng, Phúc lành thực sự đến từ sự che chở của Thần linh. Tiền đề là con người phải kính Trời tín Thần và tuân theo Thiên lý, mới thực sự có “Phúc” .

6. Chữ “Đạo – (Con đường, Đạo)


Chữ “Đạo – gồm bộ “Sước -辶” (Bước chân) và bộ “Thủ -首” (Cái đầu, hàng đầu). Điều này cho chúng ta biết rằng muốn sống một cuộc sống trọn vẹn, điều quan trọng hàng đầu là phải tự sải bước trên nền tảng đạo đức tốt đẹp.

Lý tưởng và đức tin rất quan trọng, cơ hội, nghị lực, sự kiên trì cũng rất trọng yếu, nhưng nếu không hành động và rèn luyện thì tất cả đều chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

7. Chữ “Hoạn – (Lo âu)


Chữ “Hoạn -患” (Lo âu) gồm chữ “Quán – ” (Xâu chuỗi) ở phía trên, phía dưới là bộ “Tâm – ” (Trái tim) , kết hợp với nhau sẽ thành một chuỗi trái tim, nghĩa là nhiều trái tim, chỉ sự phân tâm.


Một người không thể “nhất tâm” (chuyên tâm) đối đãi với được và mất, thứ gì cũng muốn, chuyện gì cũng sợ, thì tâm luôn lo lắng, bất an.


Một người không thể “nhất tâm” (chuyên tâm) hành sự, việc gì cũng ôm đồm, thì sao có thể có được thành tựu? Bởi “một nghề cho chín, còn hơn 9 nghề” .


Một người không thể “nhất tâm” một lòng một dạ với người khác, thì thường nghi kỵ, dò xét, sao có thể trở thành bậc quân tử với tấm lòng cao thượng, thản đãng.

8. Chữ “Khoa – (Khoa trương)


Phần trên của chữ “Khoa – (Khoa trương) là chữ “Đại – ” (Lớn) và phần dưới là chữ “Khuy – ” (Tổn thất) , có thể hiểu là kẻ tự cao tự đại cuối cùng sẽ phải chịu tổn thất lớn.

Kẻ tự cao tự đại thường dùng vẻ kiêu ngạo để che đậy sự ngu dốt và kém cỏi của bản thân.

Một người không biết khiêm nhường học hỏi, thay đổi sự ngốc nghếch, kém cỏi của bản thân, mà lại che đậy chúng bằng sự kiêu ngạo, sẽ mãi ngu dốt và kém cỏi. Cuối cùng họ phải sẽ phải chịu tổn thất lớn để trả giá cho sự ngu dốt đó.

9. Chữ “Đồ – (Đường, lối)


Từ “Đồ – (Đường, lối) được tạo thành từ bộ “Sước – ” (Bước chân) và chữ “Dư – ” (Dư, chừa lại) , có thể hiểu là chừa lại đường lui cho người khác, thì bản thân mới có đường tiến bước .


Một số người thích cân đong đo đếm, khiến mối quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên rất tồi tệ. Những người này khi hành sự thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại, bởi “xởi lởi Trời gửi của cho, bo bo Trời gò của lại”.

10. Chữ “Hải – (Biển)


Chữ “Hải – (Biển) gồm bộ “Chấm Thủy – ” (Giọt nước) và chữ “Mỗi – ”. “Biển” bắt nguồn từ “từng” giọt “nước” , hay từng giọt nước tụ lại mới thành đại dương bao la.


Để có thể vùng vẫy giữa đại dương của cuộc đời, con người phải bắt đầu từ những việc nhỏ như “từng giọt nước” , chỉ khi làm tốt những việc nhỏ đó thì mới đạt được thành tựu vĩ đại trong cuộc đời.


Ngược lại, sở dĩ biển rộng là vì có thể hạ mình nơi đất thấp, để dung chứa “từng” “giọt nước” của trăm sông, ý rằng khiêm tốn và bao dung mới có thể đạt được những thành tựu lớn lao.

11. Chữ “Phạ – (Sợ)


Chữ “Phạ – (Sợ) gồm bộ “Tâm – và chữ “Bạch – (Màu trắng, trống rỗng).

Những ai sẽ sợ hãi và lo lắng? Đó là những người có trái tim như một khoảng trắng trống rỗng.

Vậy làm thế nào con người mới có thể không sợ hãi? Lấp đầy trái tim mình bằng việc học hỏi, bằng lý tưởng, đức tin và tình yêu, xua đi sự trống rỗng trong lòng, khiến bản thân có thêm nhiều kiến thức và trải nghiệm phong phú hơn, ắt sẽ không còn sợ hãi, khiếp nhược.

12. Chữ “Mang – (Bận)


Chữ “Mang – (Bận) gồm bộ “Tâm – và chữ “Vong – (Chết, mất), nghĩa là khi một người hễ trở nên bận rộn thì “cái tâm” sẽ biến mất, vội vàng thường vô tâm.

Bởi khi bận rộn dễ bị phân tâm (mất tâm) nên thường xảy ra sai sót và sự hỗn loạn.


Vì sao một người làm việc không có tâm hay vô tâm thường mắc sai lầm? Lo lắng, nóng nảy, bồn chồn, vội vàng là những cách dễ dàng nhất để đánh mất sự chú tâm của bản thân. Tĩnh lại để “tâm” trở về, tâm tĩnh trí huệ sinh, sự ắt thành.

Tĩnh lại để “tâm” trở về, tâm tĩnh trí huệ sinh, sự ắt thành. (Ảnh: Bappa Pabitra/Shutterstock)


Theo Vision Times


Thiên Cầm biên dịch

Xem thêm Điềm báo của chữ Hán giản thể đã trở thành sự thực tại Trung Quốc Sau khi chữ Hán bị giản lược thì trở thành một điềm báo.

Chia sẻ Facebook