10 sai lầm khi chăm trẻ sơ sinh 90% cha mẹ mắc phải, riêng điều 1 nhiều người phải thốt lên "giờ mới biết"
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, vì lo lắng thái quá hoặc những hành động quá vội vàng mà nhiều bố mẹ đã phải ôm hận khi để con lãnh đủ hậu quả tồi tệ.
Thấy tóc con rụng vành khăn là vội vàng cho uống canxi
Như một công thức định sẵn, hễ cứ thấy tóc con mình rụng vành khăn là các bà mẹ lại kháo nhau đi mua canxi bổ sung cho con. Nhưng các mẹ có biết, với trẻ sơ sinh bổ sung canxi như thế nào, liều lượng bao nhiêu đều phải do bác sĩ chỉ định hay không? Nếu tùy tiện cho con uống canxi có thể gây ra dư chất, tăng gánh nặng thận và nhiều hậu quả khác...
Qua 6 tháng không cho con bú mẹ vì tin sữa đã hết chất
Qua 6 tháng, sữa mẹ bắt đầu mất dần màu vàng đậm đặc như ban đầu và thay vào đó là lượng sữa trắng trong, nhạt hơn, loãng hơn. Chính vì điều này mà nhiều người cho rằng sữa đã hết chất, không còn đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con khi trẻ ngày càng lớn dần. Điều này đúng nhưng không đủ.
Sữa mẹ ngoài nguồn dinh dưỡng phong phú còn đồng thời cung cấp các yếu tố sinh học như: kháng thể, các men và bạch cầu… Đặc biệt là Casein, một chất đạm chỉ có trong sữa mẹ, giúp trẻ ngừa tiêu chảy, phòng các nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng. Do đó, dù giảm đi về thành phần dinh dưỡng cũng như các kháng thể nhưng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất cho trẻ. Từ 6 tháng trở đi, trẻ nên được bổ sung ngoài sữa mẹ các thực phẩm dinh dưỡng bằng những bữa ăn dặm đầu đời với đủ nhóm chất: bột, béo, đạm, rau.
Trẻ khóc là "nhồi nhét" cho ăn
Em bé khóc không có nghĩa là bé thấy đói. Đó có thể là do bé bị đau hoặc chỉ vì muốn nhìn thấy mẹ. Nhưng đôi khi, nhiều mẹ cố gắng dỗ trẻ nín bằng cách cho bé ăn. Nhưng nếu trẻ không bị đói, việc ép ăn quá nhiều so với nhu cầu của bé có thể gây ra sự khó chịu trong dạ dày, đầy bụng và nôn trớ.
Vì vậy, đừng bắt ép nếu con không muốn ăn. Nếu nghĩ rằng con ăn chưa đủ no, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.
Quấn trẻ quá nhiều lớp
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, quấn trẻ sơ sinh sẽ giữ ấm vì bé đã quen với nhiệt độ ấm áp bên trong tử cung của mẹ. Tuy nhiên, quấn quá nóng thực sự gây hại và làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Các chuyên gia nhi khoa khuyên nên duy trì nhiệt độ thoải mái trong khoảng từ 18 đến 20 độ C. Đừng đặt trẻ quá gần lò sưởi, không đội mũ khi bé ngủ. Để nhận biết trẻ bị nóng, bạn hãy chạm vào bụng của bé, nhiệt độ ở bụng nên ấm nhưng không nóng. Má đỏ và đổ mồ hôi dữ dội là dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị quá nóng.
Rung lắc con
Khi trẻ nhỏ quấy khóc, cha mẹ thường có thói quen dỗ bằng cách rung lắc. Điều này thực sự sai lầm. Bạn nên nhớ rằng, não bộ và phần cổ của trẻ sơ sinh rất mềm và yếu. Vì vậy, việc rung lắc mạnh có thể gây chấn thương, thậm chí dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.
Cho bé ăn dặm quá sớm
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng tuổi. Hiện nay, nhiều người quan niệm cho ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ cứng cáp hơn và không bị đói. Vì vậy, nhiều bé đã được cho ăn dặm từ tháng thứ 4 - 5, thậm chí từ 3 tháng tuổi.
Tuy nhiên, ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ ít bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển. Bé ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ mắc bệnh vì thiếu các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.
Cho trẻ uống nước sớm
Sữa mẹ có thành phần 90% là nước để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa bình thường của trẻ. Trong vòng 6 tháng đầu, mẹ không cần cho trẻ uống thêm nước. Chức năng thận của trẻ lúc này chưa phát triển hoàn thiện, cho trẻ uống nước quá sớm sẽ gây hại đến sự phát triển của bé sau này.
Mẹ không có sữa thì xin sữa mẹ vẫn tốt hơn dùng sữa công thức
Khi sữa mẹ cạn hoặc chưa kịp về mẹ sẽ làm cách nào? Thay vì tạm cho con dùng sữa công thức, nhiều mẹ chuộng nuôi con tự nhiên đã đến xin sữa mẹ từ các nơi về cho con bú. Trong một thời gian dài, thậm chí còn có cả hội cung cấp sữa mẹ miễn phí cho các bà mẹ thiếu sữa. Việc làm này xuất phát từ lòng tốt nhưng lại không được các bác sĩ đồng thuận. Bởi lẽ sữa mẹ nhiễm bệnh, sữa mẹ từ quá nhiều nguồn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Do đó nếu sữa chưa kịp về, mẹ nên tạm pha sữa công thức cho con uống bằng muỗng trong thời gian tìm cách kích sữa nhé!
Người lớn có thương mới hôn trẻ nhỏ
Cha mẹ rất hạnh phúc khi con mình được nhiều người yêu thương, quan tâm. Nhưng giới hạn của những yêu thương dành cho trẻ sơ sinh sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ con. Những cái ôm hôn yêu thương của cha mẹ, hay của người thân, bạn bè có thể trở thành “nụ hôn thần chết” cướp đi mạng sống của con chỉ trong một thời gian ngắn. Cơ thể bé còn rất non yếu, kháng thể trong người rất kém, nhưng vi rút, vi khuẩn gây bệnh từ người lớn truyền qua lại quá mạnh, đủ để quật ngã một đứa trẻ chỉ vừa chào đời không lâu.
Dùng mật ong rơ lưỡi mới sạch vi khuẩn
Mật ong như một thực phẩm thần thánh trong kho kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh của các cụ. Nó có thể dùng để làm cho trẻ tăng cân, cũng có thể dùng để rơ lưỡi cho một đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi được cảnh báo là đối tượng nhạy cảm với độc tố của mật ong. Ngộ độc mật ong ở một đứa trẻ trong độ tuổi này thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Không vỗ lưng khi chăm trẻ sơ sinh
Vỗ lưng để trẻ ợ hơi là hành động cần thiết sau mỗi lần bú vì nó sẽ giải phóng không khí từ dạ dày và giúp bé thoải mái. Nhưng nhiều bậc cha mẹ lại quên cho bé ợ hơi.
Sau khi con đã bú no, bạn hãy đặt bé lên vai trong 15-20 phút nhằm tránh hiện tượng nôn trớ. Nếu phải đặt con nằm xuống, bạn nên để bé nằm ở vị trí đầu cao hơn một chút so với thân người.