Blog: Biểu ngữ chống Tập tại Bắc Kinh cho thấy 5 điều

Chia sẻ Facebook
16/10/2022 09:13:34

Theo nhà bình luận Chu Hiểu Huy, sự kiện giăng biểu ngữ phản đảng chống Tập ở Bắc Kinh cho thấy 5 đặc trưng lớn về cục diện tại nước này.

Các biểu ngữ lớn chống ông Tập Cận Bình và chính quyền Bắc Kinh được giăng trên cầu Tứ Thông, ngay vành đai 3 của Bắc Kinh cho thấy 5 đặc trưng lớn về cục diện tại Trung Quốc.

Ngày 13/10, ngay trước Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng là ngày thứ 2 sau khi kết thúc Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19, một sự kiện trọng đại đã xảy ra trên cầu Tứ Thông (Sitong), cây cầu nằm trên đường vành đai 3 phía Bắc ở Bắc Kinh. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của người Trung Quốc trong và ngoài nước, cũng như giới truyền thông đa quốc gia.


Một người đàn ông tên Bành Lập Phát (Peng Lifa), tên trên mạng Internet là Bành Tái Chu (Peng Zaizhou) đã treo 2 biểu ngữ lớn. Bên trái viết: “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử; không làm nô lệ, làm công dân.” Bên phải ghi: “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.”


Người đàn ông này còn dùng loa liên tục hô hào những câu khẩu hiệu như “Cần lương thực! Cần tự do! Cần bầu cử!” , đồng thời đốt khói đen tỏa dày đặc, nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người đi bộ và các phương tiện qua lại. Sau đó, ông Bành Lập Phát đã bị cảnh sát bắt đi.

Vụ việc này đáng chú ý là vì nó xảy ra ở Bắc Kinh, địa điểm nhạy cảm được kiểm soát chặt chẽ trước Đại hội 20 của ĐCSTQ, và nằm ngay giữa khu vực sầm uất. Cầu Tứ Thông, nơi xảy ra vụ việc, cách cổng phía đông của Đại học Nhân dân 100m về phía nam. Quan trọng hơn, những gì biểu ngữ nói đã trực tiếp đề cập đến chính quyền ĐCSTQ và các cấp lãnh đạo cao nhất.


Đây là lần đầu tiên kể từ vụ thảm sát phong trào học sinh, sinh viên “ngày 4/6” năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, một biểu ngữ trực tiếp thách thức chế độ ĐCSTQ đã xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh.

Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Chiến công của dũng sĩ Bành Lập Phát đã tiết lộ 5 điều sau đây:

1. Ở Trung Quốc Đại Lục, lòng dũng cảm của Bành Lập Phát rất hiếm thấy

Dưới sự đàn áp của ĐCSTQ, ngày nay, rất ít người ở Trung Quốc Đại Lục dám đứng lên chỉ trích những hành động tàn ác của ĐCSTQ, vì điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải trả giá rất đắt.

Hơn 10 năm trước, luật sư Cao Trí Thịnh, người từng đứng ra bảo vệ nhân quyền cho các nạn nhân, và lên tiếng bênh vực Pháp Luân Công, đã bị tra tấn và biến mất, phải xa cách với vợ con suốt một thời gian dài, hiện vẫn chưa rõ tung tích. Đây là một ví dụ điển hình.

Cao Trí Thịnh – P1: Từ anh nông dân đến vị luật sư hàng đầu Trung Quốc


Vô số người đã bị sốc trước lòng dũng cảm, cũng như lo sợ cho sự an toàn của ông Bành. Một số cư dân mạng viết: “Tôi cảm động vì chủ nghĩa anh hùng cá nhân, hy vọng mảnh đất này sẽ không phụ điều đó, cũng cầu nguyện cho ông ấy được bình an.”

2. Dù bị đàn áp và tuyên truyền sai lệch, dư luận vẫn không bị ĐCSTQ kiểm soát


Trong 2 năm qua, do ĐCSTQ phong tỏa cực đoan theo chính sách “Zero-COVID” , cuộc suy thoái kinh tế do chiến tranh thương mại Trung-Mỹ gây ra càng trở nên tồi tệ hơn. Một lượng lớn các công ty đã đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, và người dân đang phải vật lộn để tồn tại. Nhưng ĐCSTQ vẫn phớt lờ những điều này, và tiếp tục lừa dối người dân bằng những lời dối trá.

Bài toán phong tỏa vì dịch bệnh của ông Tập Cận Bình trước Đại hội 20


Đồng thời, các quan chức cấp cao của Trung Nam Hải cũng gặp trở ngại trên trường quốc tế, sự tách rời khỏi phương Tây ngày càng mạnh mẽ. Họ bắt đầu phát tín hiệu “tả hóa” khi thiết lập thẩm quyền cá nhân để tái đắc cử, trấn áp doanh nghiệp tư nhân, phát đi tín hiệu đóng cửa đất nước, và sửa lại cách diễn đạt về Cách mạng Văn hóa trong sách giáo khoa.


Các trường học tăng cường tẩy não (cách mạng) “đỏ”, v.v. Có vẻ như một cuộc Cách mạng Văn hóa khác đang đến gần, khiến nhiều người có hiểu biết không khỏi lo lắng.

Có bao nhiêu người chết trong “Cách mạng Văn hóa”?

Những biểu ngữ này có thể nói đã đánh đúng vào điểm yếu của hầu hết mọi người dân Trung Quốc. Một số cư dân mạng tiết lộ thông tin nội bộ rằng trong vòng 24 giờ sau khi vụ việc xảy ra, 600.000 tài khoản WeChat và 100.000 nhóm WeChat đã bị khóa, chỉ vì chia sẻ hoặc đề cập đến vấn đề về video gây sốc trên. Chính quyền ĐCSTQ có thể không sợ hãi trước dân ý và dư luận xã hội khổng lồ này hay sao?


Từ “dũng sĩ” nhanh chóng trở thành từ khóa nhạy cảm trên Internet. Các ứng dụng lớn đã chặn video và ảnh có liên quan với tốc độ cực nhanh. Hơn nữa, những từ ngữ như “cầu Tứ Thông”, “vành đai 3 Bắc Kinh”, “vành đai 4 Bắc Kinh”, “Cầu + Lửa”, “biểu ngữ” đều trở thành những từ nhạy cảm, và bị xóa bài ngay khi mới đăng. Sự tự tin mà ĐCSTQ quảng bá đã đi đâu?

3. Chính quyền ĐCSTQ không thể đề phòng sự phản kháng của người dân, đặc biệt là những trường hợp khẩn cấp

Trước thềm Đại hội 20, công tác phòng ngừa và kiểm soát rất nghiêm ngặt. Cảnh sát, đặc vụ và quân đội đã được triển khai ở nhiều địa điểm quan trọng khác nhau, sự giám sát đã lan rộng khắp các cầu vượt và ngõ ngách của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, đối với tình huống bất ngờ này, cảnh sát Bắc Kinh chắc chắn rất khó lường trước. Ông Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong), lãnh đạo Bộ Công an, cũng toát mồ hôi hột. Mặc dù việc này sẽ không ảnh hưởng đến Đại hội 20, nhưng lại được truyền thông thế giới đưa tin, khiến Trung Nam Hải mất mặt.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất cẩn của cảnh sát, là do lô đất này cách xa Đại lễ đường nơi tổ chức Đại hội 20, nên không được coi là khu vực theo dõi trọng điểm.

Hơn nữa ông Bành đã cải trang rất thành công. Ông mặc đồ màu cam đỏ và đội mũ cứng màu vàng, cải trang thành một công nhân xây dựng, khiến cảnh sát không chú ý.

Hãy thử tưởng tượng, trong tương lai, nếu những vụ việc tương tự được thực hiện bằng cách cải trang, cảnh sát sẽ phân biệt họ như thế nào? Điều này chẳng phải đã tạo thêm gánh nặng cho ông Vương Tiểu Hồng hay sao? Hiển nhiên ông Bành đã đưa thêm một vấn đề mới cho cảnh sát ĐCSTQ.

4. Hành động của ông Bành không đơn giản, cần có lực lượng chống Tập đứng sau

Người đàn ông này còn dùng loa liên tục hô hào những câu khẩu hiệu ghi trong biểu ngữ. Đồng thời, ông cũng đốt khói đen tỏa dày đặc để thu hút sự chú ý của nhiều người đi bộ và phương tiện qua lại.

Những cảnh quay rõ nét từ trên xuống ở mọi góc độ, đặc biệt là khi cảnh cảnh sát thu biểu ngữ, đều cho thấy đằng sau chuyện này không hề đơn giản, và chắc chắn không phải chuyện mà một người có thể làm được.

Nội dung biểu ngữ của ông Bành nhắm thẳng vào Tập Cận Bình, chứ không phải chính quyền ĐCSTQ, cho thấy động lực đằng sau rất có thể là thế lực chống Tập ở Bắc Kinh.

5. Đấu đá nội bộ khốc liệt

Lực lượng chống Tập đã đưa ra những tin tức giật gân trước thềm Đại hội 20. Điều này cho thấy sau Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 19, cuộc đấu tranh nội bộ trong giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ vẫn rất khốc liệt.


Liệu các phe phái chống Tập có thể đạt được mong muốn của họ hay không, và biểu ngữ “phản đảng chống Tập” trên đã gây ra cú sốc gì cho các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ và Đại hội 20, những điều này có lẽ sẽ được tiết lộ trong vài ngày tới.


Chu Hiểu Huy
(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm của tác giả, được đăng trên Epoch Times .)

Bắc Kinh gấp rút tuyển "người gác cầu” sau vụ giăng biểu ngữ phản đối ông Tập Sau sự kiện căng biểu ngữ, chính quyền đã khẩn trương bố trí người canh gác xe cộ và người đi bộ trên cầu vượt suốt ngày đêm.

Chia sẻ Facebook