Tháp cổ ngàn năm tuổi đổ sụp, để lộ bí mật kinh thiên chấn động thế giới
Chùa Pháp Môn, còn có tên gọi khác là “Chân Thân Bảo Tháp”, tọa lạc tại thành phố Bảo Kê. Bảo Kê là nơi được lịch sử ưu ái, vừa là quê nhà của Viêm Đế vừa là vùng đất của thời đại đồ đồng. Vị trí cụ thể là ở huyện Phù Phong, cách Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc 110km về phía Tây.
Chùa Pháp Môn có lịch sử hơn 1.700 năm. Đây cũng là một ngôi xá lợi tháp của Phật giáo có thể nhìn thấy bốn chữ “Chân Thân Bảo Tháp”. Theo lịch sử ghi chép, dưới ngôi bảo tháp này còn có một cung điện dưới mặt đất là nơi thờ xá lợi ngón tay của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và nhiều bảo vật khác.
Những lời truyền miệng có liên quan đến bảo vật luôn thu hút mọi người. Tuy nhiên, các ghi chép này vẫn luôn chưa được kiểm chứng nên người đời sau không có cách nào để đánh giá tính xác thực của chúng. Cho đến 38 năm trước, Quan Trung, Thiểm Tây gặp phải một trận mưa lớn bất ngờ hiếm thấy và trong cơn mưa lớn (bằng hạt đậu) ấy, những lời đồn đã triển hiện trước mặt con người thế gian.
Được biết, vào đêm ngày 24/8/1981, bầu trời xuất hiện mây đen và sấm chớp! Ngôi cổ tháp hàng nghìn năm tuổi này đột ngột sụp đổ trong một cơn sấm chớp nhưng điều kỳ lạ là chỉ có một nửa tháp bị sập, nửa còn lại hướng thẳng lên trời trông như một ngón tay. Thật là điều kỳ lạ! Thần kỳ là hiện tượng chân thật, rõ ràng này lại xảy ra đúng vào ngày 8/4 âm lịch – ngày Phật đản. Tất cả dường như giống hệt Thiên ý được định sẵn.
Hàng triệu tín đồ đã không ngại đường xa nghìn dặm để đến chứng kiến và chiêm ngưỡng Thánh vật mà bên trong mà họ không thể chạm tới.
Theo tương truyền, ngôi chùa Pháp Môn là nơi thờ xá lợi ngón tay duy nhất của Đức Phật sau khi Ngài viên tịch. Năm 1987, người ta tìm thấy ghi chép của Biên niên sử quận Phù Phong: Theo lời kể của Do Tỉnh, ông được triệu vào cung để tu tạo cung điện xa hoa, dưới đáy giếng có một hồ thủy ngân, bên trong tỏa lên ánh vàng kim kỳ lạ bí ẩn.
Thế là mọi người bèn quyết định khai quật nền móng tu sửa lại bảo tháp. Việc sửa chữa này không trọng yếu nhưng ngay khi tu sửa đã để lộ một bí mật kinh thiên chấn động thế giới. Sau khi những nhà khảo cổ di dời các tảng đá cẩm thạch, trước mặt mọi người hiện ra một cổng tròn bằng đá. Tuy nhiên, khi đào xuống phía dưới cổng chính thì đột nhiên xuất hiện một chiếc cầu thang 19 tầng. Lối đi chậm rãi của các bậc thang được bao phủ bởi những đồng tiền cổ, với hơn 27.000 đồng tiền.
Ngay cả những nhà khảo cổ học dày dạn kinh nghiệm cũng phải sửng sốt, loại nghi thức cổ xưa này chỉ được ghi chép trong sử sách, gọi là “kim tiền phô để” (tiền lót dưới đáy) và là nghi thức an táng thuộc hàng lễ tiết cao nhất. Lần này còn khai quật được hơn 800 tấm áo cà sa, là y phục được dệt nên bởi tơ lụa và sợi vàng, mỏng chưa đến ⅓ lần sợi tóc. Loại thủ pháp chế tác tinh xảo này cũng được tính là thuộc hàng hiếm có ở xã hội thời đại ấy.
Thật không ngờ rằng hết thảy những huy hoàng và xa hoa đều là vì làm nền cho các thánh vật khác. Chính vào lúc này, đội khảo cổ mới phát hiện trước mắt họ xuất hiện một chiếc hộp sắt nhỏ bí ẩn. Nhân viên khảo cổ kích động mở ra tầng thứ nhất, bên trong lại thêm một hộp sắt nữa, tiếp đó là một hộp pha lê bằng vàng và gỗ đàn hương thời trung cổ.
Lần này đặt bên trong là một tháp xá lợi lấp lánh trong suốt bằng ngọc bích. Sau khi mở ra ai cũng ngẩn người vì bên trong chính là xá lợi ngón tay Phật mà mọi người vẫn tìm kiếm. Chuyên gia lập tức đi giám định, hơn nữa những ghi chép trong bia ký trước đó đã chứng minh không còn nghi ngờ gì nữa đây là xá lợi ngón tay thật sự của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập ra Phật giáo. Mọi người mở lịch ra thì thấy ngày hôm đó là ngày mùng 8/4 âm lịch, cũng chính là ngày sinh của Đức Phật. Giới Phật giáo cho rằng đây là Phật Tổ hiển linh, càng làm tăng thêm sắc thái truyền kỳ của chùa Pháp Môn.
Khi tin tức khai quật được xá lợi ngón tay của Đức Phật được công khai đã lập tức gây chấn động toàn Phật giáo. Lúc bấy giờ đã có gần 4 triệu tín đồ đến chiêm bái. Ngoài ra còn có rất nhiều tín đồ từ Đông Nam Á và các nước đã vượt hàng ngàn dặm đến hành hương.
Ngày nay, chùa Pháp Môn đã được UNESCO công nhận là “Đại kỳ quan thứ 9 của thế giới” và xá lợi chân thân của Đức Phật không ngừng vượt đại dương để được triển lãm khắp nơi trên thế giới. Chùa Pháp Môn hiện nay càng ngày càng lớn và sang trọng hơn nhưng đồng thời vẫn còn lưu giữ được ngôi cổ tự chân thân bảo tháp trưng bày các văn vật trong địa cung.
Như vậy, bí mật ngàn năm tuổi cuối cùng cũng đã tái hiện thế gian tại ngôi cổ tháp lung lay sắp đổ, mọi người ai cũng có thể thấy được.
Mộc (Theo Sound Of Hope )
Từ Khóa :