Nắng nóng, người già ùn ùn nhập viện
Những ngày này, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ phổ biến là 35-38 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của con người, đặc biệt là người già.
Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, các bác sĩ cho biết số lượng bệnh nhân vào viện tăng lên. Bệnh nhân vào viện với các bệnh lý thường gặp là đột quỵ não, viêm phổi hoặc rối loạn điện giải... do nắng nóng kéo dài, đặc biệt là đợt nắng đầu mùa.
Bệnh nhân N.T.B (72 tuổi, Hà Nội) vào viện cấp cứu vì tình trạng hôn mê. Bệnh nhân B. vốn mắc bệnh đái tháo đường, mấy ngày nắng nóng thấy mệt mỏi, ăn uống kém dần đi, ít uống nước, gia đình thấy cụ mệt nên để nằm nghỉ.
Thấy bệnh nhân lơ mơ, người thân vội đưa đi cấp cứu, đến lúc này đã trong tình trạng gọi hỏi đáp ứng chậm, tăng áp lực thẩm thấu (thiếu dịch), không đo được huyết áp và rơi vào hôn mê…
Các bác sĩ đã điều trị hồi sức theo phác đồ, truyền dịch, truyền insulin… Sau 2 ngày điều trị tích cực, các chỉ số gần về bình thường, tỉnh táo hơn.
Trường hợp khác là N.V.A (75 tuổi, Hà Nội) được gia đình nhập viện trong tình trạng hôn mê. Kết quả chụp CT, ông A. bị nhồi máu não.
Người nhà cho biết ông A. có bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường. Buổi sáng, ông xuất hiện các triệu chứng yếu tay chân, cầm nắm đồ vật không chắc như trước, nói khó… nhưng người thân đi làm hết, ông ở nhà không ai biết các dấu hiệu của nhồi máu não, đến chiều con cháu về thì tình trạng ông đã nặng. Khi đưa vào cấp cứu bệnh nhân đã hôn mê, bác sĩ cho biết đã quá giờ vàng can thiệp đột quỵ. Các bác sĩ cố gắng điều trị hồi sức cấp cứu, đặt nội khí quản cho bệnh nhân.
Các trường hợp đột quỵ đã quá giờ vàng điều trị thì khi bệnh nhân thoát khỏi cửa tử di chứng để lại vẫn rất nặng nề.
Theo bác sĩ Trần Đình Thắng (Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương), đợt nắng nóng này khiến số bệnh nhân tăng gấp đôi, thậm chí có ngày tăng gấp 3 so với ngày thường. Đột quỵ chiếm 30-40% số bệnh nhân nhập viện, tỷ lệ nặng nhiều hơn trước, do người bệnh chần chừ, đến viện muộn.
Ngoài đột quỵ, bác sĩ cũng gặp khá nhiều các ca rối loạn điện giải. Nguyên nhân của tình trạng này là do nóng quá, nhiệt độ lên cao, tình trạng thoát mồ hôi nhiều gây mất nước. Mặt khác là tình trạng viêm phổi do thay đổi nhiệt độ đột ngột, bệnh nhân đang ở phòng điều hoà mát, khi ra ngoài trời nóng bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Để tránh tình trạng mất giờ vàng cấp cứu, bác sĩ Thắng lưu ý với các gia đình có người già, người có bệnh mãn tính: Nếu người thân có biểu hiện như nói khó, cầm nắm không vững…. ho, sốt hay tình trạng thay đổi ý thức, huyết áp tăng, buồn nôn, chóng mặt, hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cũng cần đến bệnh viện khám, không tự điều trị tại nhà hoặc tối thiểu cần tham vấn bácsĩ điều trị của mình.
Bác sĩ khuyến cáo thêm, với người cao tuổi, hạn chế thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, bởi chênh lệch nhiệt độ quá đột ngột dễ gây đột quỵ. Với các gia đình, trong ngày nắng nóng, việc sử dụng điều hòa làm mát là cần thiết nhưng không quá lạm dụng. Theo đó, nên để nhiệt độ từ 27-29 độ C, thêm quạt thông gió. Vào những khoảng thời gian có thời tiết dịu mát nên tắt điều hòa, mở cửa để phòng thông thoáng… vì môi trường kín dễ phát triển vi khuẩn gây bệnh.
Trong điều kiện nắng nóng, mọi người cần chú ý bổ sung đủ nước mỗi ngày, tối thiểu khoảng 2-2,5 lít. Với người cao tuổi, gia đình cũng nên chú ý để bổ sung đủ nước, dinh dưỡng. Tăng cường các thực phẩm dễ ăn, loãng như canh, súp. Với người làm việc ngoài trời nắng, cố gắng bổ sung nhiều nước, có thể uống oresol bù điện giải tránh rối loạn điện giải có thể gây tình trạng sốc nhiệt.
Để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi vừa đi nắng về, không nên vào phòng lạnh ngay, mà cần vào một phòng trung gian không bật điều hòa. Điều này giúp cơ thể thích nghi dần với sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và môi trường trong nhà. Cùng với đó, chúng ta có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng ở vùng cổ hoặc đi lại, trước khi vào phòng điều hòa để tránh tình trạng co mạch đột ngột do chênh lệch nhiệt độ gây hậu quả nghiêm trọng về tim mạch.
Tin Cùng Chuyên Mục
Bé trai 32 tháng tuổi đột ngột quấy khóc, tím tái vì miếng thịt tôm
icon 0
Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ tiếp nhận bé trai 32 tháng tuổi (Cẩm Khê, Phú Thọ) vào viện trong tình trạng khó thở từng cơn, tím tái, rút lõm nhiều, rale rít nhiều bên phải, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
'Toang' mũi sau làm đẹp theo trào lưu 'nâng mũi cao Tây'
icon 0
Dáng mũi cao Tây là trào lưu đang được ưa chuộng của chị em bất chấp trông giống phù thuỷ thậm chí thủng mũi, nổ mũi vì... độn quá khổ.
Loại quả tủ lạnh nhà nào cũng có nhưng không phải ai cũng ăn thoải mái
icon 0
Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn nhiều sấu, đặc biệt là khi đói, vị chua của sấu sẽ làm tăng cảm giác cồn cào…
Thối tay vì tự chữa rắn cắn theo kinh nghiệm dân gian, cách phân biệt rắn độc hay rắn thường cắn
icon 0
Theo TS BS Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, bệnh viện đang cấp cứu nhiều trường hợp rắn độc cắn.
Ăn bánh trôi ngô, 1 bé tử vong, 4 người nguy kịch
icon 0
4 bệnh nhân nặng được chuyển tới BV Bạch Mai tổn thương gan ồ ạt và suy gan tối cấp tính hôn mê gan, tiên lượng rất nặng, có nguy cơ cao tử vong sau khi ăn bánh trôi từ bột ngô thừa.
Ngỡ mình bị trĩ, không ngờ mắc ung thư nguy kịch, bác sĩ cảnh báo dấu hiệu cần đi khám ngay
icon 0
Nhiều năm nay, bà T.L thường có triệu chứng khó chịu vùng bụng, đi ngoài ra máu nhưng chỉ nghĩ là dấu hiệu bệnh trĩ, nên không đi khám. Đến khi tình trạng không thuyên giảm đến viện thì đã ung thư trực tràng xâm lấn, nguy kịch.
Con không lớn, bố mẹ tìm đủ cách 'kích' chiều cao, nghiến răng đưa đi nước ngoài chữa lùn
icon 0
Con hai tuổi, bố mẹ nhận thấy bé thấp hơn so với bạn bè. Dù tìm đủ cách “kích” chiều cao của con nhưng không cải thiện, gia đình quyết định đưa con sang Singapore chữa lùn nhưng cũng không tìm ra nguyên nhân.
XEM THÊM BÀI VIẾT