Lại Thanh Đức liên tiếp vạch trần ĐCSTQ xấu ác
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng! Ngày 5 tháng 10 năm 2024, tại Dạ tiệc Q...
Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng !
Ngày 5 tháng 10 năm 2024, tại Dạ tiệc Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc được tổ chức tại Đài Bắc, tổng thống Lại Thanh Đức của Trung Hoa Dân Quốc đã có lời phát biểu: “Nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc đại lục) vừa kỷ niệm 75 năm thành lập vào ngày 1 tháng 10. Vài ngày nữa, Trung Hoa Dân Quốc sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 113 của mình, xét về độ tuổi, Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa tuyệt đối không thể trở thành tổ quốc của của nhân dân Trung Hoa Dân Quốc, trái lại Trung Hoa Dân Quốc khả năng là tổ quốc của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, của những người dân trên 75 tuổi.”
Phát biểu của tổng thống Lại Thanh Đức khiến người xem tại hiện trường bật cười, còn làm dấy lên cuộc bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông nước ngoài.
Nhà báo cấp cao Nhật Bản Akio Yaita cho rằng, hàng loạt lời vàng gần đây của Lại Thanh Đức đã khiến ĐCSTQ khó phản bác. Lần trước Lại Thanh Đức nói, ĐCSTQ nên đòi Nga trả lại vùng đất đã bị xâm chiếm trong lịch sử, khiến cho Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ đến nay vẫn không cách nào hồi ứng. Lần này, tuổi 113 và 75 được nhắc đến cũng khiến ĐCSTQ khó phản kháng. Truyền thống Trung Quốc giảng già trẻ phải có thứ tự, một tiểu bối dám vuốt râu trừng mắt đối với trưởng bối, đòi trưởng bối phải nhận nó là tổ tông, có đạo lý nào như thế?
“Thuyết Tổ quốc” của Lại Thanh Đức tưởng chừng như là một câu nói đùa, nhưng trên thực tế nó đã vạch trần 3 nỗi xấu hổ lớn của ĐCSTQ trên trường quốc tế. Trong tập này, chúng ta sẽ bắt đầu từ lịch sử hiện đại của Trung Quốc và nói về ba điều xấu xa lớn nhất của ĐCSTQ.
Trung Hoa Dân Quốc đã tồn tại được 113 năm
Điều đầu tiên tát vào mặt ĐCSTQ là thực tế khách quan rằng Trung Hoa Dân Quốc vẫn tồn tại.
Từ khi ĐCSTQ dựng chính quyền năm 1949 đến nay năm 2024, trong 75 năm, ĐCSTQ luôn tin rằng lịch sử của Trung Hoa Dân Quốc đến năm 1949 là kết thúc, sẽ không bao giờ có một Trung Hoa Dân Quốc nữa.
ĐCSTQ luôn nói với thế giới bên ngoài rằng: “Trên thế giới chỉ có một Trung Quốc. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại biểu cho toàn bộ Trung Quốc. Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.”
Khi ĐCSTQ nói “trên thế giới chỉ có một Trung Quốc”, chính là muốn nói trên thế giới chỉ có một “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” do ĐCSTQ lãnh đạo, còn Trung Hoa Dân Quốc không tồn tại. “Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc” là muốn nói chính phủ của ĐCSTQ cũng là chính phủ hợp pháp của 23 triệu người dân Đài Loan, rằng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, do cử tri hợp pháp của Đài Loan bầu ra với mỗi người một lá phiếu, là không có tính hợp pháp. ĐCSTQ nói rằng “Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể xâm phạm của Trung Quốc”, nói Đài Loan là một phần của “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” do ĐCSTQ lãnh đạo, còn Trung Hoa Dân Quốc không có một tấc lãnh thổ nào của riêng mình.
Vậy thực tế là gì? Sau năm 1949, đã 75 năm kể từ khi Trung Hoa Dân Quốc rút lui về Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc vẫn luôn tồn tại. Trong 75 năm này, ĐCSTQ chưa bao giờ thống trị Đài Loan một ngày nào trên thực tế, chứ đừng nói đến việc có được sự ủy quyền hợp pháp của người dân Đài Loan.
Trung Hoa Dân Quốc có đầy đủ các yếu tố của một chính quyền hợp pháp, bao gồm cơ cấu chính quyền, quân đội, dân số, lãnh thổ, thuế khóa, ngoại giao, v.v. Đó là điều hiển nhiên đối với mọi người trên khắp thế giới. Việc ĐCSTQ không công nhận, không có nghĩa là nó không tồn tại.
Sau Thế chiến thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức. ĐCSTQ thiết lập quan hệ ngoại giao với Đông Đức vào năm 1949 và Tây Đức vào năm 1972. Bán đảo Triều Tiên hồi đó cũng là một quốc gia thống nhất, nhưng bị chia cắt thành Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc sau Thế chiến thứ Hai. ĐCSTQ thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên vào năm 1949, và Hàn Quốc vào năm 1992.
Sau năm 1949, ở cả hai bên eo biển Đài Loan xuất hiện một bên là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và một bên là Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, ĐCSTQ không công nhận Trung Hoa Dân Quốc.
“Thuyết Tổ quốc” của Lại Thanh Đức nêu rõ: “Trung Quốc” không phải là “tổ quốc” của 23 triệu người Đài Loan; các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ cũng không phải là những nhà lãnh đạo Đài Loan được 23 triệu người Đài Loan ủy quyền hợp pháp; ĐCSTQ thừa nhận hay không, thì Trung Hoa Dân Quốc của Đài Loan vẫn là một sự tồn tại khách quan trong thế giới ngày nay.
ĐCSTQ là chính quyền phi pháp
Điều xấu hổ thứ hai của ĐCSTQ là nguồn gốc của Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan về căn bản là khác với nguồn gốc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Ông Lại Thanh Đức cho biết, Trung Hoa Dân Quốc đang kỷ niệm sinh nhật lần thứ 113 của mình. Con số 113 này đến từ đâu? Điều này cần quay trở lại sự kiện thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc ở Nam Kinh vào năm 1912.
Năm 1912 là năm đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, và năm 2024 là năm thứ 113 của Trung Hoa Dân Quốc. Trung Hoa Dân Quốc là chính quyền hợp pháp của Trung Quốc, nối liền một mạch với nền văn minh năm ngàn năm của Trung Hoa.
Sau khi nước Trung Hoa Dân Quốc kiến lập, có một “thập kỷ vàng” từ năm 1927 đến năm 1937. Trong mười năm này, Trung Hoa Dân Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và các lĩnh vực khác, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Một thành tựu vẻ vang khác của Trung Hoa Dân Quốc là chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Nhật kéo dài 8 năm từ 1937 đến 1945. Đây là thắng lợi hoàn toàn đầu tiên của Trung Quốc trong cuộc chiến chống ngoại xâm ở thời hiện đại.
Tưởng Giới Thạch, vị tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, là nhà lãnh đạo chính của “Thập kỷ vàng” và “Tám năm kháng chiến” của Trung Hoa Dân Quốc.
Trong 8 năm kháng chiến, Tưởng Giới Thạch không chỉ là người lãnh đạo toàn bộ cuộc kháng chiến của Trung Quốc, mà còn là thống soái tối cao của các lực lượng Đồng minh trên Mặt trận Trung Quốc. Ông đã có cống hiến không thể phai mờ vào chiến thắng của Trung Quốc trong kháng chiến chống Nhật và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống phát xít trên toàn thế giới.
Vậy còn nguồn gốc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là gì? Đó là nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa được thành lập tại Giang Tây vào ngày 7 tháng 11 năm 1931.
Cái gọi là Cộng hòa Xô viết Trung Hoa là một “nhà nước trong nhà nước” được thành lập trong lòng Trung Hoa Dân Quốc dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Liên Xô, trong hoàn cảnh chính phủ Trung Hoa Dân Quốc phải đối mặt với quốc nạn khi Nhật Bản xâm chiếm ba tỉnh đông bắc Trung Quốc vào năm 1931. Nó là một chính quyền phi pháp gây nguy hiểm cho chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Trung Hoa Dân Quốc.
Tại sao nói như vậy? Bốn nguy hại của nó có thể được thuyết minh như sau:
Nguy hại đầu tiên , nó được thành lập dưới sự kiểm soát của “thế lực thù địch nước ngoài” – Đảng Cộng sản Liên Xô.
Cuốn “Sơ lược lịch sử quan hệ Trung-Xô” do Nhà xuất bản Tân Hoa Xã xuất bản ngày 1 tháng 6 năm 2007 nêu rõ, Đảng Cộng sản Liên Xô “đã phó xuất rất nhiều nhân lực, vật lực và tinh lực” để thành lập “nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa”, “mọi thứ đều được lo liệu, gần như bao từ đầu đến cuối” .
Nguy hại thứ hai của nó là nó nhằm mục đích lật đổ chính quyền hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc.
Nguy hại thứ ba của nước Cộng hòa Xô viết Trung Quốc là, nó là chính quyền “cộng sản độc lập” chia cắt Trung Quốc.
Điều 14 “Đại cương Hiến pháp nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa” quy định: “Chính quyền Xô viết Trung Hoa công nhận quyền tự quyết dân tộc của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, đồng thời luôn công nhận quyền lợi của các dân tộc nhỏ yếu được thoát ly Trung Quốc và thành lập các quốc gia độc lập của riêng mình.”
Nói cách khác, để lật đổ Trung Hoa Dân Quốc, ĐCSTQ không chỉ đi đầu trong việc đòi “cộng sản độc lập”, mà còn “kích động” người Mông Cổ, người Hồi, người Tây Tạng, người Miêu, người tộc Lê, người Cao Li và các dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc đòi độc lập.
Ngoài ba mối nguy hại trên, Cộng hòa Xô viết Trung Quốc còn là một chính quyền coi Liên Xô là “tổ quốc” của mình. Nó tự tuyên bố bản thân là: “Người bạn và đồng minh tốt nhất của Liên Xô, tổ quốc duy nhất của giai cấp vô sản trên thế giới”.
Tên nước của ĐCSTQ không khớp tên tại Liên Hợp Quốc
Điều xấu hổ thứ ba của ĐCSTQ là mối quan hệ giữa Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan và Liên Hợp Quốc phù hợp với chính thống, trong khi mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Hợp Quốc là danh bất chính, ngôn bất thuận.
Lại Thanh Đức cho biết, Trung Hoa Dân Quốc đang kỷ niệm sinh nhật lần thứ 113, điều này cho thấy Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan là người kế thừa hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc trên đại lục.
Nhiều người ở Trung Quốc đại lục, đặc biệt là những tiểu phấn hồng, không biết được sự thật lịch sử. Chúng ta hãy nói về mối quan hệ giữa Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Hợp Quốc.
Trung Hoa Dân Quốc và Liên Hợp Quốc tồn tại 5 loại quan hệ:
Thứ nhất , Trung Hoa Dân Quốc là bên ký kết Tuyên bố chung của Liên Hợp Quốc; Thứ hai, Trung Hoa Dân Quốc là thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc; Thứ ba , Trung Hoa Dân Quốc là bên ký kết Hiến chương Liên Hợp Quốc; Thứ tư , Trung Hoa Dân Quốc là một trong năm thành viên thường trực sớm nhất của Liên Hợp Quốc; Thứ năm, Trung Hoa Dân Quốc là thành viên của Liên Hợp Quốc trong 26 năm từ 1945 đến 1971.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do ĐCSTQ lãnh đạo, chỉ gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1971.
Ngày 25 tháng 10 năm 1971, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2758 “Về việc khôi phục các quyền lợi hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc”.
“Khôi phục” có nghĩa là gì? Trước đây như thế nào, thì bây giờ lại trở lại như cũ.
Điều 23 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định: “Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.”
Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 chỉ được sửa đổi một lần vào năm 1965, tăng số lượng thành viên không thường trực từ sáu lên mười. Cho đến nay, Điều 23 chưa có một từ nào được thay đổi liên quan đến 5 thành viên thường trực.
Hiến chương Liên Hợp Quốc ghi “Trung Hoa Dân Quốc” trên giấy trắng mực đen, chứ không phải “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Khi Liên Hợp Quốc được thành lập vào năm 1945, không hề có “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Vậy thì “Về việc khôi phục các quyền hợp pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” là khôi phục từ đâu?
Vì điều này, vào ngày 26 tháng 10 năm 1971, tổng thống Tưởng Trung Chính của Trung Hoa Dân Quốc đã ban hành “Thông điệp gửi đồng bào toàn quốc về việc Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi Liên Hợp Quốc”. Thông điệp đặc biệt đề cập rằng, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 26 đã vi phạm các quy định của Hiến chương, thông qua các đề xuất của Albania và các nước khác, dẫn đến việc ĐCSTQ cướp các ghế của Trung Hoa Dân Quốc trong Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an.
Trước khi biểu quyết về đề xuất này, Trung Hoa Dân Quốc đã tuyên bố rút khỏi Liên Hợp Quốc, tổ chức mà Trung Hoa Dân Quốc tham gia thành lập. Đồng thời cũng tuyên bố rằng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc “không bao giờ công nhận tính hiệu lực” của các nghị quyết phi pháp được Đại hội 26 thông qua.
Vậy tại sao ĐCSTQ lại được các nước nhỏ như Albania “đưa” vào Liên Hợp Quốc? Điều này là do ĐCSTQ đã mạnh mẽ “hỗ trợ” Albania và các nước khác trong tình huống hàng chục triệu người đang chết đói tại quê nhà.
Từ năm 1959 đến năm 1962, ĐCSTQ thực hiện vận động “Đại nhảy vọt”, khiến 36 triệu người dân Trung Quốc chết đói. Nhưng vào năm 1961, đại biểu của Albania đàm phán với ĐCSTQ đã nói: “Ở Trung Quốc, chúng tôi đương nhiên nhìn thấy nạn đói. Nhưng chúng tôi muốn thứ gì Trung Quốc sẽ cấp cho thứ nấy, chúng tôi chỉ cần mở miệng yêu cầu.”
Điều quan trọng cần phải hiểu là năm 1971, khi ĐCSTQ gia nhập Liên Hợp Quốc, là thời điểm đa sự đối với ĐCSTQ. Vào ngày 13 tháng 9 năm nay, Lâm Bưu, người kế vị được Mao Trạch Đông lựa chọn, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay ở Wendur Khan, Mông Cổ. ĐCSTQ cho rằng Lâm Bưu đã “đào tẩu”, nhưng tình huống thực tế đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Nếu đương thời Mỹ và các nước khác có thể hiểu được sự thật về những hạo kiếp mà ĐCSTQ mang đến cho dân tộc Trung Hoa do các cuộc vận động chính trị hết lần này đến lần khác sau khi giành chính quyền, đặc biệt là cuộc Cách mạng Văn hóa 10 năm, không đánh giá sai về ĐCSTQ, thì họ đã không đồng ý cho ĐCSTQ gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1971.
Ngày 1/9/2024, trong một chương trình truyền hình của Đài Loan, tổng thống Lại Thanh Đức của Trung Hoa Dân Quốc đã nói: “Trung Quốc muốn thôn tính Đài Loan, không phải vì toàn vẹn lãnh thổ. Nếu thực sự vì toàn vẹn lãnh thổ, thì tại sao không lấy lại những vùng đất do Nga nắm giữ theo Hiệp ước Aigun?” Lời nói của ông đã vạch trần hành vi phản bội của ĐCSTQ khi trao hơn một triệu kilomet vuông lãnh thổ ở Đông Bắc Trung Quốc cho Nga.
Vào ngày 5 tháng 10, Lại Thanh Đức lại nói ra những lời vàng ngọc được đề cập trên, một lần nữa vạch trần ba vụ bê bối lớn của ĐCSTQ.
Lại Thanh Đức đã nói sự thật. Sẽ là một điều tốt nếu mọi người có thể tìm hiểu về sự thật lịch sử.
Trọn bộ Trăm năm chân tướng
Theo Epoch Times ,
Mộc Lan biên dịch