Khoa học chỉ ra: Vợ hay cằn nhằn chồng sẽ nhanh già, giảm tuổi thọ

Chia sẻ Facebook
01/06/2023 09:11:34

Tranh cãi là điều thường thấy trong các gia đình. Nhiều ông chồng đau đầu khi vợ thường xuyên than vãn. Việc hay cằn nhằn này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hôn nhân gia đình, thậm chí là sức khỏe của các ông chồng.

Cuộc sống hôn nhân sẽ không tránh khỏi những bất đồng, tranh luận. Đứng từ phía vợ hay chồng đều có những áp lực riêng và mỗi người sẽ biểu hiện cảm xúc của mình theo cách khác nhau. Đối với các bà vợ, điều thường thấy đó là họ hay than thở. Khi có điều gì đó không hài lòng về chồng của mình, chị em có thói quen cằn nhằn, nói một lần chưa đủ phải nói nhiều lần mới có thể giải tỏa được hết nỗi lòng.

Về phía các ông chồng, có người mặc kệ không quá bận tâm khi vợ cằn nhằn, nhưng cũng có những người đàn ông gặp các vấn đề về tâm lý, cảm thấy áp lực bởi vợ nói quá nhiều. Thậm chí, đã có những nghiên cứu khoa học chỉ ra, việc một người vợ cằn nhằn nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chồng.

Gia đình mẫu thuẫn chỉ vì vợ hay cằn nhằn.

Chồng có thể giảm tuổi thọ nếu bị vợ cằn nhằn quá nhiều

Thông tin từ tạp chí Epidemiology & Community Health cho biết, các nhà nghiên cứu tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch đã cho thấy việc chồng nghe vợ cằn nhằn quá nhiều có thể già nhanh và thậm chí là giảm thuổi thọ. Cụ thể, một cuộc khảo sát dựa trên 10.000 nam giới và nữ giới ở độ tuổi từ 36 tới 52 tại Đan Mạch đã đưa ra câu hỏi với nội dung:


- Ai là người tạo ra nhiều áp lực nhất cho bạn?


Theo đó, 9% người tham gia trả lời rằng áp lực của họ đến từ phía vợ hoặc chồng, 10% nghĩ rằng vấn đề tới từ con cái, 6% tới từ gia đình và chỉ 2% tới từ bạn bè. Các nhà nghiên cứu tới từ trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch chỉ ra những người chồng gặp nhiều áp lực từ phía vợ của mình, đặc biệt là khi cô ấy thường xuyên than thở, cằn nhằn khiến người đàn ông trở nên mệt mỏi, căng thẳng: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận ra rằng đàn ông rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm lý, áp lực từ những lời cằn nhằn phía người vợ, trong khi đó những người vợ lại gặp phải rắc rối từ họ hàng, con cái nhiều hơn".

Không ít ông chồng áp lực khi bị vợ chỉ trích.

Đồng thời, nhóm các nhà nghiên cứu này chỉ ra khi đàn ông gặp phải những tình huống căng thẳng sẽ sản linh ra lượng cortisol (được sản xuất bởi tuyến thượng thận và còn được gọi là hormone căng thẳng. Nếu một người bị căng thẳng cấp tính thì nồng độ cortisol trong máu sẽ tăng lên đột ngột, nếu sau đó lượng cortisol vẫn duy trì ở mức cao có thể là nguyên nhân của một số bệnh nguy hiểm), từ đó làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Vợ hay cằn nhằn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chồng.

So sánh ông xã với những người đàn ông khác khiến đối phương mất mặt.

Từ những cơ sở trên, các chuyên gia cho rằng, nếu một người đàn ông phải chịu những lời cằn nhằn, than trách quá nhiều từ phía các bà vợ, họ có thể bị căng thẳng, thậm chí là trở nên già nua hơn so với tuổi thực, và có thể mắc một số căn bệnh, ảnh hưởng đến tuổi thọ của nam giới.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu cho hay thống kê trên chỉ có tính chất tham khảo vì nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xung quanh. Nhưng thực tế cũng đã cho thấy có rất nhiều trường hợp các ông chồng chán nản, mệt mỏi khi thường xuyên nghe vợ chỉ trích.


Rạn nứt vì vợ hay cằn nhằn

Than thở là một đặc điểm tâm lý của phụ nữ với mong muốn nhận được những lời động viên, chia sẻ từ bạn đời. Thế nhưng, cũng có nhiều mức độ khác nhau. Có người nhẹ nhàng, mong muốn được chia sẻ với ông xã. Bên cạnh đó, lại có người chọn cách cằn nhằn, nói đi nói lại mãi khiến cho đối phương cảm thấy không thoải mái.

Hôn nhân có thể rạn nứt từ những tranh cãi nhỏ. (Ảnh minh họa: Freepik)


- "Vợ mình cái gì cũng tốt, chỉ mỗi tội hay nhắc đi nhắc lại dù chỉ là một lỗi nhỏ của mình. Có lần, mình làm mất ví, cô ấy nói mãi chuyện này đến cả mấy tháng, trách mình không cẩn thận. Biết là vợ muốn chồng cẩn thận nhưng không cần thiết kéo dài chuyện 4-5 tháng không xong."


- "Tôi có lần bị bạn lừa mất tiền. Tâm sự với vợ cô ấy mắng tôi từ ngày này sang ngày khác. Đã hơn 1 năm rồi cô ấy vẫn mắng."


- "Vợ tôi mỗi lần gặp chuyện gì khó chịu lại đem tôi ra cằn nhằn: Sao anh chẳng giúp gì em, chồng bạn em thế này, thế kia, anh vô tâm thế,... Nhiều lúc tôi chẳng biết mình sai ở đâu." - ý kiến từ bạn đọc.

Có người nghe vợ ca thán quá nhiều cũng cảm thấy khó chịu nên quyết định có chuyện gì cũng chẳng kể với bà xã để đỡ đau đầu. Đằng nào chuyện cũng đã xảy ra, kể cho vợ nghe cô ấy lại cằn nhằn mãi không thôi, khéo gia đình lại lục đục, rạn nứt.

Mẫu thuẫn có thể làm ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng. (Ảnh minh họa: Freepik)


Anh ấy cũng có nhiều ưu điểm

Khi giận giữ những người vợ thường sẽ chỉ thấy toàn khuyết điểm ở người bạn đời của mình. Người ta thường nói "Giận quá mất khôn", khi ta nóng nảy, ta vô tình nói những câu từ, biểu đạt cảm xúc một cách quà đà khiến cho đối phương bị tổn thương. Những lúc như vậy, các bà vợ cần giữ được sự bình tĩnh, chọn cách nói chuyện phù hợp thay vì giọng điệu chỉ trích khiến chồng của mình khó chịu. Vấn đề cần được giải quyết ngay lúc ấy, và khi đã xong xuôi, người vợ cũng nên hạn chế nhắc đi nhắc lại, không phải ai cũng muốn khuyết điểm của bản thân bị đem ra chê trách nhiều lần.

Nhiều ông chồng sợ tính cằn nhằn mãi không thôi của bà xã. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Ai cũng có khuyết điểm và có khi ưu điểm còn nhiều hơn. Có thể chồng của bạn chưa giàu có như những người đàn ông khác, nhưng đổi lại anh ấy có chí cầu tiến, yêu thương vợ con. Có thể chồng bạn còn vụng về, không lãng mãn nhưng anh ấy yêu thương bạn chân thành. Hãy luôn nhìn vào ưu điểm của đối phương thay vì chỉ chăm chăm đánh giá những sai lầm họ mắc phải.

Nhìn vào ưu điểm của bạn đời để cùng nhau xây dựng gia đình.

Kết lại, các nhà khoa học cũng đưa ra lời khuyên rằng, các cặp vợ chồng nên cùng nhau xây dựng mối quan hệ lành mạnh, tìm ra phương pháp giải quyết xung đột để giữ gia đình êm ấm, tuổi thọ kéo dài.


Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Hãy chia sẻ ở phần bình luận ngay bên dưới cùng YAN nhé. Ngoài ra, những thông tin hấp dẫn sẽ liên tục được cập nhật tại Bí Kíp Yêu .

Trong cuộc sống ai cũng có những áp lực riêng. Thay vì chọn cách trách móc, nhắc đi nhắc lại những sai lầm, khuyết điểm của đối phương, chúng ta có thể ở bên cạnh động viên, khuyến khích ông xã của mình thay vì so sánh, tạo những áp lực không đáng có lên vai người bạn đời. Để xây dựng gia đình hạnh phúc cần sự cố gắng, nỗ lực từ cả hai phía.


Xem thêm các bài viết tương tự TẠI ĐÂY!

Chia sẻ Facebook